Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Hướng dẫn phân loại Script


Bài viết này mình giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về các loại Script trong thế giới Bux/PTC và qua đó ghóp phần đánh giá sự sống còn của các trang PTC mới thành lập, để việc đầu tư, nâng cấp tài khoản được an toàn phần nào.
1/ Script UNIQUE
Hay còn gọi là các site Custom - những site này được thiết kế riêng 1 script đặc biệt chỉ dành riêng cho site đó, đây thường là những site uy tín được các công ty, tổ chức lập nên với mục đích quảng cáo thực sự.
Site có nhiều ưu điểm như được thiết kế chi tiết và công phu, chống cheat, hack, ddos, ssl các phần mềm auto click tốt... độ bảo mật cao gần như tuyệt đối, giao diện đơn giản và thân thiện với người sử dụng, tốc độ load nhanh, giá xem quảng cáo ổn định.... và rất ít khuyết điểm
Loại Script này đứng đầu về độ uy tín trong các loại site PTC. Rất hiếm để có được 1 site loại này ra đời, các site dạng này thường sống rất lâu.
Site uy tín điển hình cho loại này là: NEOBUX, PROBUX, CLICKSIA, INCENTRIA, CLIXZOR
2) Script GEN4
Site với độ bảo mật khá cao và giá thành cũng khá đắt, để lập 1 site với script dạng này cũng phải đầu tư 1 số tiền khá lớn chỉ sau site custom script vì vậy nó đứng thứ 2 về độ uy tín trong các loại PTC.
Ưu điểm là độ bảo mật cao, giá click ở mức tốt. Khuyết điểm là tốc độ load hơi chậm.
1 lưu ý khi mới đăng kí các site Gen4 các bạn phải thêm mã pin vào lần đăng nhập đầu tiên và bạn phải nhớ câu hỏi bảo mật khi đăng ký. Thỉnh thoảng cũng có 1 số site dạng này ra đời.
Cuối trang có  Powered by GeN4 Security + xx là version hiện tại
3) Script PTC EVOLUTION
Đây là loại Script được xếp ở vị trí thứ 3 về độ uy tín. Với nhiều ưu điểm như thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, tốc độ load nhanh, giá xem quảng cáo tốt....và rất ít khuyết điểm PTC Evolution được khá nhiều người chơi PTC yêu mến và tin tưởng.
Các site điển hình hiện nay là: CLICKFAIR, GPTPLANET, SCARLET-CLICKS, REF4BUX, THEBUX, GOLDENBUX, UKABUX, MYADSCLICK…
Vài trang sẽ có chữ Script by PTC Evolution V.xx (V.xx là version hiện tại) hoặc Template GPTEngine cuối trang.
4) Script INCENTIVE
Incentive đứng thứ 4 về độ uy tín, những site dạng này thường ít được mọi người chú ý tới nhưng chúng lại hoạt động 1 cách khá hiệu quả và thanh toán khá tốt cho thành viên.
Các site điển hình là: BUXENSE, MYRIGHTBUX….
Cuối trang có Powered by IncentiveScripts
5) Script NTEN
Dạng scipt đứng thứ 5 về độ uy tín là Nten, không có gì đặc biệt, site được thiết kế đầy đủ chức năng, tuy nhiên 1 số điểm vẫn hơi khó sử dụng đối với người mới chơi PTC.
Lưu ý với các site Nten các bạn phải chỉnh giờ reset quảng cáo vào lần đăng nhập xem quảng cáo đầu tiên.
Các site điển hình cho loại này là: LXPROJECT, ROCLIX, PTCSMARTY…
Cuối trang có Powered by nTeN V.xx là version hiện tại
6) Script AURORA
Đứng thứ 6 là Aurora, các site loại này khá nhiều vì giá để lập ra 1 site Aurora không lớn, những site sử dụng Script này thường chỉ có những quảng cáo giá rẻ nhưng chính vì vậy chúng lại tồn tại lâu và hoạt động ổn định vì có nhiều nhà quảng cáo thực sự. Ưu điểm tuyệt vời với những người xem quảng cáo là minpay của các site Aurora rất thấp chỉ $0.1, $0.2... những người chơi có thể dễ dàng đạt minpay và yêu cầu thanh toán từ các site Aurora.
Các site điển hình là: CASHNHITS, CASHTREAM, GETPAIDTOCLICK, CASHTRAVEL, CASHCAMEL…
7) Script BUX HOST
Đây là dạng PTC chúng ta thấy nhiều nhất, số lượng và độ phổ biến lớn nhất trong các loại PTC, tuy nhiên đi kèm đó là độ uy tín chỉ đáng đứng ở cuối bảng xếp hạng. Để lập ra 1 site PTC loại này chỉ mất có 25$ chính vì thế với 25$ bỏ ra đầu tư, các admin đua nhau tạo các site PTC Bux Host mục đích quảng cáo thì ít mà để kêu gọi, mời chào, dẫn dụ đầu tư từ các thành viên nhằm lừa đảo tiền là chính, họ dùng rất nhiều thủ đoạn để lôi kéo thành viên đầu tư, khi đã kiếm được nhiều tiền họ bỏ site, không thanh toán cho thành viên và sau đó lập 1 site mới với thông tin mới rồi tiếp tục với những chiêu trò thủ đoạn để lừa đảo thành viên.
Cuối trang có Powered by Nextgen (vx.xx) là version hiện tại.
Ngoài 7 loại script phổ biến kể trên, còn 1 vài loại Script khác được sử dụng ít và không phổ biến như các loại Script ở trên.
8) Script CASH CRUSADER & SHIFT CODE
Các trang sử dụng script này thường là các site kết hợp PTC và làm Offer, giá click từ các site dạng này thường rất thấp, để kiếm tiền chủ yếu các thành viên làm các nhiệm vụ - offer mà site yêu cầu, thường các site dạng này minpay cũng rất thấp và khá uy tín
Điển hình là:DONKEYMAILS, NOMINIUM, JILLSCLICKCORNER, SUPERPAYME…
9) Script PTC SHOP & MINY PTC
Chỉ có 1 vài site đếm trên đầu ngón tay sử dụng loại Script này, ít được mọi người ưa chuộng.
10) Script BUX SITE, GEN3, ZEUS
Những site dạng này hiện nay gần như không còn có thì cũng rất rất ít và scam nhanh.

Để nhận biết các site rất đơn giản các bạn chỉ cần kéo xuống phía dưới trang, thông thường các site sẽ ghi loại script mà site sử dụng ở phần cuối trang dưới dạng "Powered by + tên script".
Chỉ cần chơi PTC 1 thời gian, dựa vào giao diện thường gặp, form mẫu đăng kí, các loại captcha các site thường sử dụng khi đăng nhập, đăng kí....các bạn sẽ quen và tự phân biệt, nhận biết được các loại site PTC.

Kiến thức cơ bản về PTC


PTC là từ viết tắt của Paid To Click, các trang web PTC là cầu nối giữa các nhà quảng cáo và những thành viên của trang web đó hay gọi đó là các khách hàng tiềm năng). Các nhà quảng cáo sẽ trả cho web PTC một khoản tiền gọi là phí quảng cáo, các trang PTC sẽ chia sẽ một phần phí quảng cáo họ thu được từ các nhà quảng cáo cho các thành viên của trang. Việc trả tiền này thông qua một hình thức hết sức đơn giản là mỗi lần thành viên login vào trang PTC và click vào các quảng cáo có sẵn trên trang web thì sẽ nhận được một khoản tiền gọi là tiền xem quảng cáo.
Để kiếm tiền, hàng ngày bạn cần phải login vào các trang PTC mà bạn đã đăng ký là thành viên và click vào các quảng cáo có sẵn, số lượng quảng cáo phụ thuộc vào từng trang PTC, nhưng thường không quá 15 - 20 quảng cáo mỗi ngày. Mỗi trang web PTC đều có chế độ kiểm soát để tránh gian lận, điều đó có nghĩa là nếu một quảng cáo bạn đã xem rồi, khi bạn login và xem lại thì hiển nhiên bạn sẽ không nhận được tiền nữa.
Lưu ý: Mỗi lần bạn đăng ký với một trang PTC, địa chỉ IP máy tính của bạn sẽ được lưu giữ, điều này có nghĩa là bạn không thể đăng ký 2 tài khoản ở cùng 1 trang PTC, trên cùng 1 máy tính (ngọai trừ trường hợp trang PTC đó cho phép bạn được mở nhiều tài khoản thành viên).
2. TÔI CÓ THỂ KIẾM ĐƯỢC BAO NHIỀU TIỀN TỪ CÁC TRANG WEB PTC
Mỗi lần bạn nhấn vào một quảng cáo bạn sẽ nhận được từ $0.001/click tới $0.01/click, số tiền này nếu tính đơn lẻ thì thật sự không nhiều, nhưng hãy tưởng tượng là bạn có 30 trang PTC, mỗi trang bạn xem 5 quảng cáo, như vậy bạn sẽ xem 150 quảng cáo mỗi ngày, vậy thụ nhập của bạn sẽ vào khoảng 150 x $0.01 = $1,5. Để có xem hết 100 quảng cáo bạn cần khoảng thời gian là 45 - 60 phút.
Một điều thú vị là các trang PTC đều có chính sách trả thêm cho bạn khi bạn giới thiệu thêm thành viên tham gia đăng ký - gọi là referrals. Việc trả thêm này không hề ảnh hưởng tới thu nhập của thành viên mới tham gia, chính sách chi trả của các trang PTC có thể khác nhau nhưng thông thường sẽ là bằng 1/2 thu nhập của thành viên mà bạn giới thiệu.
Ví dụ: Thành viên bạn giới thiệu kiếm được $1 mỗi ngày, thu nhập của bạn sẽ là $0.5 mỗi ngày. Như vậy bạn càng giới thiệu được nhiều thành viên thì thu nhập càng cao.
3.TÔI SẼ RÚT TIỀN NHƯ THẾ NÀO
Để rút được tiền ở Việt Nam, trước tiên bạn cần phải có tài khoản của một ngân hàng tại Việt Nam,  hầu  hết các ngân hàng lớn ở Việt Nam hiện nay đều có kết nối với Paypal và Payza. Khi số tiền của bạn trong tài khoản của các trang PTC đủ để thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của ngân hàng trực tuyến (thường là $2 thì bạn thực hiện 1 payout). Sau khi tiền của bạn chuyển vào tài khoản của Paypal hay Payza thì bạn sẽ thực hiện chuyển tiền từ các ngân hàng này vào tài khoản của ngân hàng mà bạn đã mở (ví dụ: ACB) Sau khi bạn login vào Paypal hay Payza, bạn sẽ chọn withdraw, sau đó chọn withdraw to your bank account và theo hướng dẫn trên web để tiếp tục thực hiện.
Nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng trực tuyến bấm vào đây để xem hướng dẫn đăng ký PayPal hoặc bấm vào đây để xem hướng dẫn đăng ký Payza.
4. TÔI CÓ THỂ TIN TƯỞNG VÀO CÁC TRANG PTC
Thực sự đây là một câu hỏi khó, hầu hết các trang PTC đều uy tín, thanh toán cho bạn đầy đủ, tuy nhiên cũng có 1 số trang hoạt động mà không chịu trả tiền cho bạn khi bạn click vào quảng cáo, các trang này được gọi là Scam (lừa đảo). Hiển nhiên là những trang như vậy khi bạn tham gia một vài lần bạn sẽ phát hiện ra. Để đánh giá mức độ uy tín của một trang PTC, bạn có thể xem thời gian hoạt động của trang, số thành viên và vào forum để xem nhận xét của các thành viên.
5.  Referrals LÀ GÌ
Referrals (Ref) hiểu đơn giản là người được bạn giới thiệu để trở thành thành viên của trang web PTC, mỗi khi bạn giới thiệu được 1 thành viên, bạn có được 1 Referrals, các trang web PTC sẽ thanh toán cho bạn dựa vào số quảng cáo mà thành viên được bạn giới thiệu click vào. Như vậy bạn càng có nhiều Referrals, thu nhập của bạn càng cao.
Ref có 02 loại là Direct Ref và Rent Ref:
- Direct Ref là giới thiệu trực tiếp do bạn kiếm được thông qua nhiều hình thức khác nhau như thông qua bạn bè, đăng quảng cáo trên website, blog…
- Rent ref là giới thiệu do bạn bỏ tiền ra thuê từ trang PTC mà bạn đăng ký. Thông thường khi tham gia PTC chủ yếu kiếm tiền từ việc thuê ref này. Thông tin cụ thể, bạn có thể xem các bài viết khác.

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Hướng dẫn đăng ký Payza và Verify tài khoản Payza


Payza là ngân hàng Online khá phổ biến hiện nay, nó được nhiều trang PTC chấp nhận thanh toán. Tuy nhiên việc rút tiền về Việt Nam hiện nay vẫn chưa được Payza hỗ trợ trực tiếp như đối với Paypal, nên chúng ta phải chọn nhiều hình thức khác nhau để có thể chuyển được tiền từ Payza về tài khoản ngân hàng Việt Nam. Sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn Đăng ký tài khoản Payza, Verify tài khoản và Các hình thức rút tiền về ngân hàng Việt Nam.

 
CHÚ Ý KHI ĐĂNG KÝ:
- Một hộ gia đình (1 address) được quyền sử dụng 02 tài khoản, bất kể thuộc loại tài khoản nào, nhưng với tên và ngày tháng năm sinh phải khác nhau. Nghĩa là 2 người trên cùng 01 địa chỉ. Nguyên tắc này là để đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình sử dụng.
- Khi đăng ký các thông tin của bạn phải chính xác và bạn nên lưu tất cả thông tin đăng ký lại để về sau khi có sự cố, sẽ cần đến để giải quyết như: ngày, tháng, năm, sinh, địa chỉ (address),... nói chung là như trong phần hướng dẫn đăng ký bên dưới.
1. Đăng ký tài khoản Payza.
Các bạn truy cập vào website bấm vào đây, sau đó bấm vào SignUp, một trang mới hiện ra trong đó có 3 tùy chọn cho bạn:
- Starter: tài khoản này sẽ được miễn phí cho các giao dịch gửi/nhận tiền. Số tiền tối đa được nhận trong tháng là 400 USD và tối đa 2000 USD trọn đời.
- Personal: gửi nhận không giới hạn nhưng bị thu phí 2.50 % + $0.25 USD cho mỗi lần nhận tiền, ví dụ nhận 10 USD bạn sẽ bị trừ phí mất 0.5 USD chỉ còn 9.5 USD.
- Business: có thêm các tính năng hỗ trợ cho doanh nghiệp như gửi tiền cho nhiều tài khoản cùng lúc, sử dụng dưới tên công ty...
Bạn hãy chọn loại tài khoản thích hợp bằng cách bấm Select. Nếu đơn giản bạn chỉ kiếm tiền online thì hãy chọn Starter, còn nếu mua bán trực tuyến với lượng tiền lớn thì bạn chọn Personal. Bạn đừng lo chọn nhầm vì có thể nâng cấp/hạ cấp tài khoản sau này.
Sau khi bấm Select, một mẫu đăng ký hiện ra, bạn điền đầy đủ các thông tin theo trang Web yêu cầu (việc này đơn giản mình không viết ra đây), chỉ chú ý các bạn là thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, ngày sinh bạn phải điền chính xác để thuận tiện cho việc chuyển tiền sau này. Sau khi hoàn thành Payza sẽ gửi cho bạn một email xác nhận, bạn hãy mở email lên click vào link xác nhận là xong. Vậy là bạn đã có một tài khoản Payza để sẵn sàng cho việc kiếm tiền trực tuyến. Bạn không cần phải verify vẫn có thể gửi nhận tiền bình thường.
2. Verify tài khoản.
Với tài khoản StarterPersonal, bạn không cần verify vẫn có thể gửi và nhận tiền được. Tuy nhiên, bạn cần phải verify để không bị giới hạn số tiền giao dịch cũng như có thể rút tiền về ngân hàng. Với tài khoản Business, verify là bắt buộc để có thể giao dịch. Sau đây là hướng dẫn Verify tài khoản Payza.
- Vào menu My Payza Account, chọn mục My Credit Cards để thêm thẻ vào tài khoản.
- Thêm các thông tin thẻ của bạn vào rồi bấm Next.
- First Name, Last Name: tên họ của bạn. Last Name là cố định không sửa được, ngược tên không bị ảnh hưởng với Payza.
- Card Number: 16 số mã thẻ.
- Expiration Date: ngày tháng thẻ hết hạn in mặt trước của thẻ.
- CSV/CVV: 3 chữ số bảo mật in ở mặt sau của thẻ.
- Đánh dấu chọn vào "By checking this box, I agree to these terms and conditions" rồi bấm Submit để kết thúc thêm thẻ vào tài khoản. Có thể sẽ có một khoản giao dịch 0.01 USD khi bạn thêm thẻ vào.
- Vào lại menu Payza -> My Credit Card, trong danh sách bạn sẽ thấy có thêm thẻ bạn vừa mới thêm vào ở bước trên. Bạn bấm Validate Card để bắt đầu verify tài khoản.
- Tiếp tục bấm nút Validate Credit Card, đánh dấu chọn vào dòng "By checking this box, I agree to a charge of a maximum of $2 USD for Credit Card Validation...", nghĩa là bạn đồng ý với khoản giao dịch tối đa 2 USD với thẻ của bạn, số tiền này sẽ được trả lại vào tài khoản Payza. Xong bấm Next.
- Bước này nếu thẻ Visa của bạn có tính năng 3D Secure bạn phải nhập lại thông tin thẻ một lần nữa, kèm ngày tháng năm sinh và số CMND để xác nhận giao dịch. Việc này để đảm bảo giao dịch của bạn không phải do một người lạ nào khác thực hiện. Nếu thẻ bạn không có tính năng 3D Secure sẽ không có bước này.
- Sau khi hoàn thành bước trên, thẻ của bạn sẽ có một khoản giao dịch từ 1 - 2 USD, thông thường là rất nhanh, chỉ sau vài phút là giao dịch đã được thực hiện xong. Với các ngân hàng có Internet Banking như ACB, Vietcombank... bạn có thể nhanh chóng xem giao dịch qua dịch vụ này. Nếu không bạn phải gọi lên tổng đài ngân hàng để hỏi về giao dịch.Nếu không có giao dịch ngay, bạn có thể thoát khỏi tài khoản Payza và quay lại bất cứ lúc nào bằng cách vào menu Payza -> My Credit Card -> Submit Amount.
- Bước cuối cùng, Enter Code. Bạn phải nhập chính xác số tiền mà Payza đã giao dịch với bạn. Ví dụ giao dịch 1.95 USD thì bạn nhập số 95 vào. Cuối cùng bấm Enter Code để hoàn tất việc validation thẻ và verify tài khoản.
Bạn lưu ý khi có chính xác giao dịch hãy bắt đầu nhập số. Nếu nhập sai 4 lần thì bạn không thể verify được nữa, lúc ấy bạn phải liên hệ với Payza để có thể tiếp tục verify.
3. Các cách rút tiền từ Payza về Việt Nam.
3.1 Trao đổi tiền với các Exchanger. 
Đây là một cách thông dụng được rất nhiều người dùng hiện nay. Ưu điểm là trao đổi nhanh gọn và bạn có thể dễ dàng đổi tiền Payza thành loại tiền khác như PayPal… thích hợp thì bạn trao đổi lượng tiền ít. Nhược điểm là tỉ lệ quy đổi thấp (khoảng 17000đ - 18000đ/USD), có thể gặp phải scammer (lừa đảo).
- Bạn có thể tìm các Exchanger uy tín tại các diễn đàn kiếm tiền trực tuyến lớn của Việt Nam.
3.2 Rút tiền bằng tính năng BankWire trong Payza. 
Rút tiền bằng cách này an toàn, không sợ rủi ro như cách 1, nhưng bù lại phí cao (25 USD), không thích hợp cho những ai rút với số nhỏ lẻ. Bạn cũng cần phải Verify tài khoản Payza để rút tiền.
3.3. Rút tiền bằng tính năng Check trong Payza.
Rút tiền bằng cách này bạn phải đợi khá lâu, mất 1 tháng để nhận check từ Payza, thêm 1 tháng nữa chờ phía ngân hàng. Ưu điểm là phí tốn ít, và bạn có thể nhận tiền USD.
- Để rút bạn vào Payza rồi bấm Withdraw Funds > Check.
- Bước tiếp theo bạn nhập số tiền cần rút, qua vài bước xác nhận nữa để rút tiền.
3.4 Rút tiền bằng thẻ Payza Prepaid Card.
Đây có thể nói là cách tiện lợi và nhanh nhất cho những ai có nhu cầu rút tiền từ Payza lớn và liên tục. Nhược điểm là phí làm thẻ ban đầu cao (19.95 USD) và chỉ rút về được VND
4. Hướng dẫn đăng ký và sử dụng thẻ Payza Prepaid Card
Payza Prepaid Card là loại thẻ được Payza liên kết với Visa cung cấp cho người dùng những tiện ích tương tự thẻ Visa của ngân hàng, chỉ khác tài khoản thẻ được cung cấp từ tài khoản Payza của bạn.
Với thẻ Payza Prepaid Card, bạn có thể sử dụng như một thẻ Visa thông thường để thanh toán hoặc quan trọng hơn là rút tiền từ Payza về Việt Nam. Chỉ cần tìm một trạm ATM với biểu tượng Visa là bạn có thể rút tiền từ thẻ Payza Prepaid Card, đây là một cách nhanh, tiện lợi và tốn ít phí nhất để rút tiền từ Payza về Việt Nam.
4.1. Một số cách tính phí của thẻ cần lưu ý:
- Làm thẻ: 19.95 USD, lấy từ tài khoản Payza.
- Kích hoạt, phí hàng tháng: miễn phí. Nếu sau 3 tháng không hoạt động, mất 1 USD phí mỗi tháng.
- Chuyển từ tài khoản Payza vào thẻ: 1 USD.
- Giao dịch tại ATM (rút tiền): 2.5 USD.
- Phí chuyển đổi ngoại tệ: 2.5%
- Phí xem tài khoản: 1 USD.
- Phí đổi PIN: 1 USD.
- Phí Charge Back: 35 USD. Phí này là khi bạn thanh toán bằng thẻ Payza Prepaid Card nhưng không nhận được hàng hóa/dịch vụ như mong muốn, Visa sẽ hỗ trợ bạn tranh chấp đòi tiền lại.
Như vậy ngoài phí khởi tạo ban đầu là 19.95 USD thì mỗi lần rút tiền bạn mất phí $1 (nạp tiền vào thẻ) + $2.5 (phí rút tiền) + 2.5% (chuyển đổi ngoại tệ) + 25000vnd (phí ngân hàng, với ANZ là 40000vnd). Các hạn mức giao dịch của thẻ bạn có thể tham khảo trực tiếp trong tài khoản Payza.Một số hạn mức lưu ý:
- Tài khoản tối đa: 5000 USD.
- Số tiền nạp vào thẻ tối thiểu 10 USD.
- Số tiền nạp vào thẻ tối đa mỗi ngày: 2500 USD.
- Số lần tối đa nạp thẻ: 3 lần/ngày, 10 lần/tuần, 20 lần/tháng.
- Hạn mức rút tiền tối đa: 1000 USD/ngày, 10 lần ngày.
- Thời gian nạp tiền từ Payza vào thẻ: 2 - 4 ngày.
4.2. Hướng dẫn mua và kích hoạt thẻ:
- Vào Payza Main Menu, chọn Prepaid Card (Payza-Issued), chọn tiếp Order your Card trong trang mới.
- Tại bước Currency of the Card, bạn chọn loại tiền tệ giao dịch là USD. Tại Name on the Card bạn chọn Payza Member nếu không muốn để tên trên thẻ, chọn Personalized Name để chọn tên được in trên thẻ. Xong bấm Next
- Tại Photo ID, bạn có 3 sự lựa chọn là Passport, Driver License (bằng lái xe) và Government Issued ID (Chứng minh thư nhân dân), bạn chọn rồi nhập số trên thẻ vào và đính kèm hình ảnh chụp hoặc scan. Ở Proof of Address bạn upload hình hóa đơn điện, nước, điện thoại... trong vòng 6 tháng có địa chỉ đúng với địa chỉ đăng ký ở Payza. Xong bấm Next.
- Tại bước Shipping Address, bạn nhập địa chỉ chính xác để có thể nhận thẻ từ Payza, địa chỉ này phải giống địa chỉ ở hình ảnh bạn đã đính kèm ở bước trước.
- Bước cuối cùng, bạn chọn hình thức vận chuyển tại Shipping Type, hình thức Standard sẽ được miễn phí, chọn Express tốn phí sẽ nhận thẻ nhanh hơn. Tại Transaction PIN bạn nhập 4 số PIN giao dịch đã chọn trong lúc đăng ký Payza. Cuối cùng bấm Complete để hoàn tất việc mua thẻ, Payza sẽ lấy phí từ tài khoản chính của bạn 19.95 USD.
- Thẻ sẽ được gửi đến địa chỉ đăng ký trong vòng 20 - 60 ngày. Nếu quá thời gian này mà vẫn không nhận được thẻ bạn nên liên lạc với hỗ trợ Payza để được gửi một thẻ khác miễn phí.
KÍCH HOẠT SAU KHI NHẬN ĐƯỢC THẺ:
Sau khi nhận được thẻ, bạn cần phải làm một bước kích hoạt nữa để có thể đưa thẻ vào sử dụng cũng như rút tiền, cách kích hoạt như sau:
+ Vào Payza Main Menu -> mục Prepaid Card (Payza-issued), sau đó click vào link Activate trong trang quản lý.
+ Để xác nhận đã nhận được thẻ, bạn cần nhập 16 số được in trên thẻ vào ô Prepaid Card Number. Tại Select Payza Prepaid Card PIN bạn nhập 4 số mật khẩu cho thẻ, số này giống số PIN của thẻ ATM, dùng khi giao dịch rút tiền tại các trạm ATM. Cuối cùng bấm Activate Card để kích hoạt thẻ.
Như vậy bạn đã có thể bắt đầu sử dụng Payza Prepaid Card như một thẻ Visa ngân hàng bình thường. Bạn lưu ý các giao dịch thẻ này tốn rất nhiều phí nên hãy cẩn thận thật chính xác trong từng giao dịch.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
(Ghi chú: Bài viết này được sưu tầm và chỉnh sửa từ trang diendanmmo.blogspot.com)

Hướng dẫn đăng ký Paypal và Verify tài khoản PayPal


        Khi tham gia Make Money Online, thì ai cũng biết ngân hàng trực tuyến nói chung và ngân hàng Paypal nói riêng. Mình xin giới thiệu sơ qua về PayPal. PayPal là 1 cổng thanh toán trực tuyến phổ biến thế giới và hiện nay có rất nhiều website cho phép thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản PayPal để mua hàng online như Ebay, Amazon. Paypal sẽ giúp lên kết đến số tiền có trong các tài khoản ngân hàng (Band Account), thẻ tín dụng (Credit Card), thẻ ghi nợ (Debit Card)…để tiến hành thực hiện các giao dịch.
Hiện nay, hướng dẫn đăng ký PayPal và Verify tài khoản PayPal có rất nhiều trên mạng internet. Tuy nhiên, trong số đó có bài viết đã được viết từ rất lâu. Do đó, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký tài khoản PayPal mới nhất. Cập nhật tháng 08/2013.
Chú ý quan trọng: Để đăng ký tài khoản ngân hàng trực tuyến PayPal bạn phải có thẻ Visa Debit hay thẻ Visa Credit…Để có được 01 trong 02 thẻ Visa nói trên bạn cần đến các ngân hàng như ACB, Eximbank, Techcombank, Vietcombank…gần nhất để đăng ký, lưu ý bạn nên đăng ký thẻ Visa Debit do thủ tục đăng ký đơn giản và không cần phải chứng minh thu nhập. Thời gian để được ngân hàng cấp thẻ là khoảng 01 tuần, tùy ngân hàng. Khi bạn đến nhận thẻ, bạn đề nghị ngân hàng mở thêm cho bạn một tài khoản ngân hàng (tài khoản này dùng để rút tiền từ ngân hàng PayPal về Việt Nam) và đăng ký thêm dịch vụ Internet Banking đễ tiện theo dõi việc giao dịch. Sau đó bạn nạp 100k vào tài khoản để làm phí xác nhận (Verify) tài khoản PayPal, phí xác nhận là 1,95 USD (khoảng 40.000 đồng), phí này sẽ được Refund (trả lại) trong tài khoản PayPal của bạn sau khi PayPal xác nhận hoàn tất.
Bước 1: Khai báo thông tin
Bạn vào website của PayPal theo đường dẫn sau: 
https://www.paypal.com/vn/webapps/mpp/homeSau đó bấm vào nút Sign Up Now như trong hình:

Tiếp theo bạn chọn loại tài khoản mà bạn muốn sử dụng. Riêng tài khoản Bussiness là dành cho doanh nghiệp, bạn có thể chọn Personal hoặc Premier tùy theo nhu cầu (bạn có thể nâng cấp sau khi đăng ký):

Sau đó, bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu:
Ví dụ tên Nguyễn Văn A, sinh ngày 20/12/1993, địa chỉ số 01 đường ABC, Phường Y, Quận Z, thành phố Hồ Chí Minh. Thì các bạn điền thông tin như sau, ở đây mình chọn tài khoản là Premier
Lưu ý: Thông tin về họ và tên, địa chỉ cũng như các thông tin khác bạn nhập tiếng việt KHÔNG DẤU.

Enter your information

SignUp Form
Please fill in all fields.
Email Password field
Điền email của bạn
 
Email address You will use this to log in to PayPal

Điền mật khẩu của bạn
 
Choose a password

Nhập lại mật khẩu của bạn
 
Re-enter password

First name and Middle name
Điền tên của bạn
 
First name

Điền tên lót của bạn

 
Middle name

Điền họ của bạn
 
Last name

Date of birthDate of birth
Điền tháng sinh của bạn
 
Monthmm /

Điền ngày sinh của bạn
 
Daydd /
                                                                       
Điền năm sinh của bạn
 
Yearyyyy
                                                                       
Nationality Select a country or region
Điền địa chỉ thật của bạn: Nhập số nhà, tên đường, Phường hoặc Xã
 
Address line 1

Điền địa chỉ thứ 2 của bạn (nếu có) hoặc bỏ trống
 
Address line 2 (optional)

Điền Quận hoặc Huyện của bạn
 
City

Điền Tỉnh hoặc Thành Phố của bạn
 
State / Province / Region

Điền Mã bưu điện Tỉnh hoặc Thành Phố của bạn
 
Postal code

Điền số điện thoại của bạn
 
Phone number.Why is this needed?(+84) 

Cụ thể như sau:
Email: Điền địa chỉ email bạn đang dùng và phải có đầy đủ thông tin. Vì sau này khi khai báo tài khoản PaPpal để nhận tiền, bạn sẽ dùng tài khoản email này.
Choose a password: Điền mật khẩu tài khoản PayPal, lưu ý không nên điền mật khẩu giống mật khẩu email, để đảm bảo an toàn.
Re-enter password: Điền lại mật khẩu
First name: Điền Tên của bạn
Middle name: Điền Tên lót của bạn
Last name: Điền Họ của bạn
Date of birth: Điền ngày tháng năm sinh của bạn. Lưu ý điền theo định dạng mm/dd/yyyy
Nationality: Chọn Việt Nam
Address line 1: Điền vào địa chỉ của bạn, nhập đến phường xã nha, các thông tin khác bạn nhập ở bên dưới.
Address line 2: Điền địa chỉ thứ 2 của bạn hoặc bỏ trống
City: Điền quận/huyện của bạn
State/Province/Region: Điền Tỉnh hoặc Thành phố của bạn
Postal code: Điền mã bưu điện Tỉnh hoặc Thành phố của bạn. TPHCM: 70000 Hà Nội: 10000. Bạn có thể lên google để tra cứu thêm mã bưu điện các tỉnh thành và khu vực khác
Số điện thoại: Điền số điện thoại của bạn. Không cần bắt đầu bằng +84. Vd: số điện thoại của bạn là 0912345XXX thì bạn điền là 0912345XXX
Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn bấm vào Nút: Agree and Creat Account

Bước 2: Khai báo thông tin thẻ ngân hàng
Bước này bạn có thể bỏ qua mà vẫn có thể gửi và nhận được tiền, tuy nhiên mình khuyên bạn nên hoàn thành luôn bước này để không hạn chế số lần gửi nhận, và giảm thiểu Limit tài khoản của bạn.
Sau khi bấm vào Nút: Agree and Creat Account. Bạn sẽ được chuyển đến trang xác nhận thẻ như hình bên dưới:
Bạn Điền các thông tin như sau.

Credit card number: Điền 16 chữ số in nổi trên thẻ
Expiration date: Điền ngày thẻ hết hạn của thẻ (được in nổi trên thẻ)
CSC: Điền vào 3 số mặt sau của thẻ, Bạn có thể rê con chuột vào chữ What's this? để được xem hướng dẫn minh họa
Kiểm tra lại thông tin Billing xem đã chính xác chưa. Nếu rồi bạn bấm vào nút Continue. Bạn cũng có thể bỏ qua bằng cách bấm vào nút Go to my account. Và bạn có thể khai báo sau
Bước 3: Xác nhận qua Email.
Sau khi hoàn thành các bước trên. Bạn kiểm tra hộp thư email của bạn, như trong hình bên dưới. 
           Sau đó bạn Click vào nút Confirm Email trên bạn được chuyển đến trang web xác nhận mật khẩu và chọn 2 câu hỏi bảo mật:


 Đến đây là bạn đã đăng ký gần xong tài khoản PayPal rồi đó. Bạn chuyển qua Bước 4 để Verify thẻ nữa là xong.
Bước 4: Verify thẻ Visa. 
Bước này cũng tương đối đơn giản khi bạn làm xong Bước 3, bạn đăng nhập vào trang chủ PayPal https://www.paypal.com bằng tài khoản và mật khẩu bạn vừa đăng ký. Ở giao diện chính bạn vào My Account -> nhìn thông tin tài khoản bạn sẽ thấy Status: Unverified sau đó bấm vào Get verified:
 Vì lý do bảo mật PayPal sẽ yêu cầu bạn nhập lại 2 câu hỏi bảo mật làm ở Bước 3.

Tiếp theo xảy ra 2 Tình huống

Tình huống 1: Nếu Bước 3 bạn đã hoàn thành mẫu khai báo. Sau khoảng 30 phút đăng ký, bạn gọi điện lên ngân hàng và nhờ họ cung cấp mã số để Verify PayPal, họ sẽ cung cấp cho bạn. Số này bao gồm 4 chữ số. Bạn nhập vào form dưới
Tình huống 2: Lúc nảy Bạn bỏ qua ở Bước 3. Bạn sẽ phải khai báo thông tin thẻ như đã hướng dẫn ở bước 3 và chờ 30 phút, sau đó quay lại Tình huống 1

Việc xác nhận thẻ - Verify. Paypal sẽ thu từ tài khoản Visa của bạn là 1,95 USD để chuyển vào tài khoản Paypal. Do đó trong thẻ Visa của bạn phải có sẵn số tiền khoảng 100k, như mình đã trình bày ở phần đầu.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, bạn sẽ thấy trong trạng thái của tài khoản Paypal chuyển thành như sau:
CHÚ Ý QUAN TRỌNG: trong lúc bạn khai báo Thông tin thẻ ngân hàng ở Bước 2 mà thấy PayPal thông báo dòng chữ dưới đây thì bạn phải gọi điện lên ngân hàng mà bạn đăng ký thẻ Visa để được ngân hàng hỗ trợ, sau đó bạn Add lại thẻ là ok.
This credit card has been denied by the bank that issued your credit card. For details on why your card was denied, please contact your credit card issuer's customer service department. Or, you may want to try adding a different credit card.
 
        






 CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Thông tin cơ bản trước khi tham gia Make Money Online


Make Money Online (MMO) nói chung hay Paid To Click (PTC) nói riêng, trước khi bạn tham gia bạn cần phải có các tài khoản sau:
- Thứ nhất: tạo một địa chỉ email (gmail, yahoo, hotmail…) mình khuyên các bạn nên tạo một địa chỉ là gmail vì có một số trang PTC khi đăng ký tham gia yêu cầu địa chỉ mail phải là gmail. Nếu bạn chưa có tài khoản gmail, để xem hướng dẫn đăng ký bấm vào đây.
- Thứ hai: tạo một tài khoản ngân hàng trực tuyến như PayPal (PP) hay Payza (PZ) để nhận tiền thanh toán khi tham gia Make Money Online. Ngoài ra còn có các ngân hàng trực tuyến khác như: Perfect Money (PM), OK Pay, SolidTrust Pay nhưng 02 ngân hàng PayPal và Payza thì dân MMO ở Việt Nam sử dụng nhiều hơn. Nếu bạn chưa có tài khoản ngân hàng trực tuyến, để xem hướng dẫn đăng ký ngân hàng PayPal bấm vào đây hoặc để xem hướng dẫn đăng ký ngân hàng Payza bấm vào đây.
Sau khi bạn đăng ký thành công tài khoản email và ngân hàng trực tuyến thì bạn có thể đăng ký tham gia các trang PTC để click quảng cáo kiếm tiền rồi đó.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Nội quy sử dụng của Blog



Nội quy sử dụng của Blog
Cập nhật ngày 22 tháng 08 năm 2013

Nội quy sử dụng của Blog là nội dung bạn phải đồng ý khi truy cập Blog

http://click-kiemtien-ptc.blogspot.com/ . Nếu bạn không đồng ý với nội quy sử dụng, bạn có quyền rời khỏi trang Blog này. Dưới đây là những nội quy sử dụng cụ thể:

Điều 1: Việc sử dụng thông tin

    Thông tin là trung lập, do vậy tất cả các hành vi lợi dụng thông tin vào mục đích phi pháp thì bạn là người hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Điều 2: Quyền miễn trừ trách nhiệm

    Thông tin trong các bài viết có thể có nhiều thiếu sót hoặc không còn đúng với thời điểm hiện tại. Do vậy tôi từ chối mọi trách nhiệm liên quan đến sai sót và thiệt hại có thể xảy ra hay đã xảy ra với bạn hoặc với người khác do bạn sử dụng thông tin từ trang Blog này.

Điều 3: Bình luận

    Bình luận phải là tiếng Việt có dấu.
    Tất cả bình luận đều sẽ được kiểm duyệt.
    Bình luận phải sử dụng ngôn ngữ lịch sự.
    Bình luận có thể bị xóa mà không cần thông báo trước nếu bình luận vi phạm các tiêu chuẩn về sử dụng ngôn từ.

Tất cả những nội dung được tìm thấy trên Blog này mà không thuộc sở hữu của tôi sẽ được dẫn nguồn cụ thể.

Nội quy sử dụng này có thể được thay đổi, bổ sung mà không cần thông báo trước, bạn có trách nhiệm tự cập nhật để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình.